HÌNH ẢNH QUÊ NHÀ TRONG LỌ THỦY TINH

Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

Đó không phải là ca dao mà là thơ của Á Nam Trần Tuấn Khải đầu thế kỷ XX, thời mà người Việt chúng ta phải rời bỏ quê hương để làm phu cho Pháp, để tham gia kháng chiến chống Pháp, để di cư về Nam và còn vì nhiều biến cố tiếp theo khác nữa. Hầu hết những người phải rời xa miền quê thời thơ âu của mình đều thường khắc khoải nhớ cảnh, nhớ người đã một thời thân thuộc, và khi về thăm lại, nếu có thể thì tìm cách mang một thứ gì đó khi ra đi. Có người mang nắm đất, có người mang cây hoa, cây ăn trái, nhưng đa phần đều chụp ảnh bởi ảnh thì nhẹ và mang được bất cứ thứ gì, kể cả ngọn núi hay con sông.

Christoffer Relander sinh 1986, thời niên thiếu sống tại Ekenäs, một thị xã nhỏ gần Helsinki, thủ đô Phần Lan (Finland), lớn lên làm việc trong ngành hàng hải nên phải đi xa nhà. Anh cũng là một nhiếp ảnh gia tự học, biết khá nhiều kỹ thuật chụp hình. Tác phẩm nhiếp ảnh của Relander đã được giới thiệu trong các triển lãm cá nhân và nhóm được tổ chức tại Phần Lan, Nga, Na Uy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hoa Kỳ và đã nhận nhiều giải thưởng.

Vì là một nhiếp ảnh gia nên đương nhiên anh chụp ảnh quê mình để mang theo cho đỡ nhớ. Thế nhưng anh không chụp ảnh theo cách thông thường mà sử dụng kỹ thuật chụp ảnh phơi sáng kép (double exposure photography) và dựng vào bên trong những lọ thủy tinh khiến trông như thực.

Chụp ảnh phơi sáng kép là gì? Kỹ thuật này chỉ những nhiếp ảnh gia mới biết và khi được hỏi thì được trả lời đại khái như sau:

Chụp ảnh phơi sáng kép là kỹ thuật xếp lớp hai mức phơi sáng khác nhau trên một ảnh, kết hợp hai ảnh thành một. Phơi sáng kép tạo cảm giác siêu thực cho ảnh của bạn và hai bức ảnh có thể phối hợp với nhau để truyền tải ý nghĩa hoặc biểu tượng sâu sắc. Một kỹ thuật tương tự, được gọi là “đa phơi sáng”, là khi bạn kết hợp nhiều hơn hai mức phơi sáng trong một ảnh.

Muốn thực hiện thành công thì phải đi học. Người ngoại đạo như người viết bài này chỉ biết vậy thôi. Người trong nghề nếu biết kỹ thuật chụp hình phơi sáng kép thì phải chọn đề tài khác, cách thể hiện hay trình bày khác.

Bài học ở đây là muốn biến một cái gì đó thành một tác phẩm nghệ thuật thì phải đổi mới, phải tìm cách để làm khác người ta, từ đề tài, chất liệu đến phương pháp thể hiện. Nếu phải dùng chất liệu phổ thông thì đề tài và cách thể hiện phải mới.

Người Việt mình nổi tiếng hiếu học nhưng chỉ giỏi bắt chước người ta chứ ít sáng tạo cái mới.

Một bài báo có tựa đề ”Nhiều người Việt thiếu sáng tạo vì… sao chép nhiều quá’”, tác giả Hoàng Lực, đăng trên giaoduc.net.vn ngày 14/12/2013 có câu: “Theo chỉ số đổi mới/sáng tạo của Việt Nam được WIPO công bố, Việt Nam đứng thứ 76/141 quốc gia được khảo sát.” nghĩa là xếp trung bình mà thôi. Và một câu khác: “… có 145 quốc gia được xếp hạng về kinh tế tri thức thì Việt Nam ở vị trí 106/145”, nghĩa là chi đứng trên 39 nước, nôm na là đứng hạng C nếu có 4 bậc ABCD.

Lâu lâu lại thấy một ông điêu khắc gò đồng hàng chục chân dung các nhà văn nổi tiếng.

Lâu lâu lại nghe một họa sĩ vẽ hàng chục chân dung các nghệ sĩ nổi tiếng.

Tranh và tượng theo đề tài ấy có lẽ bán chạy vì người hâm mộ muốn mang thần tượng của mình về treo trong nhà nhưng vật liệu và cách thể hiện không mới. Có lẽ các ông vẫn tiêu thụ được vì không ai làm khác các ông và trình độ người thưởng ngoạn cũng chỉ đến đó, nếu làm khác đi thì người ta sẽ chê. Vậy thì cứ bổn cũ soạn lại cho chắc ăn chứ biết làm sao bây giờ!!!

Muốn thực hiện thành công thì phải đi học. Người ngoại đạo chỉ biết vậy thôi. Người

Bài học ở đây là muốn biến một cái gì đó thành một tác phẩm nghệ thuật thì phải đổi mới, phải tìm cách để làm khác người ta, từ đề tài, chất liệu đến phương pháp thể hiện. Nếu phải dùng chất liệu phổ thông thì đề tài và cách thể hiện phải mới.

Người Việt mình nổi tiếng hiếu học nhưng chỉ giỏi bắt chước người ta chứ ít sáng tạo cái mới.

Một bài báo có tựa đề ”Nhiều người Việt thiếu sáng tạo vì… sao chép nhiều quá’”, tác giả Hoàng Lực, đăng trên giaoduc.net.vn ngày 14/12/2013 có câu: “Theo chỉ số đổi mới/sáng tạo của Việt Nam được WIPO công bố, Việt Nam đứng thứ 76/141 quốc gia được khảo sát.” nghĩa là xếp trung bình mà thôi. Và một câu khác: “… có 145 quốc gia được xếp hạng về kinh tế tri thức thì Việt Nam ở vị trí 106/145”, nghĩa là chi đứng trên 39 nước, nôm na là đứng hạng C nếu có 4 bậc ABCD.

Lâu lâu lại thấy một ông điêu khắc gò đồng hàng chục chân dung các nhà văn nổi tiếng.

Lâu lâu lại nghe một họa sĩ vẽ hàng chục chân dung các nghệ sĩ nổi tiếng.

Tranh và tượng theo đề tài ấy có lẽ bán chạy vì người hâm mộ muốn mang thần tượng của mình về treo trong nhà nhưng vật liệu và cách thể hiện không mới. Có lẽ các ông vẫn tiêu thụ được vì không ai làm khác các ông và trình độ người thưởng ngoạn cũng chỉ đến đó, nếu làm khác đi thì người ta sẽ chê. Vậy thì cứ bổn cũ soạn lại cho chắc ăn chứ biết làm sao bây giờ!!!